Rửa rau ai cũng nghĩ dễ ợt thế nhưng có những điều hầu hết chúng ta còn “lơ mơ” lắm!

Hầu hết chúng ta rửa rau bằng cách ngâm rau 15 – 30 phút trong thau nước chứa nhiều muối và xả lại bằng nước sạch. Quan điểm của không ít người là nước cần phải mặn, ngâm lâu một chút thì vi khuẩn sẽ bị giết chết và rửa trôi hết dư lượng thuốc trừ sâu.

Cách làm này đã được các nhà khoa học thực nghiệm và kết luận là không hề hiệu quả. Vì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sau khi rửa rau vẫn 51.9 – 82.6%.

CDC Mỹ vừa hướng dẫn cách rửa rau an toàn tại nhà trong mùa Covid như sau:

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 2.

Rau củ quả đừng để chung với thịt sống, thủy hải sản vì sẽ nhiễm chéo vi khuẩn.

Rửa tay của bạn và dụng cụ liên quan đến sơ chế rau củ như thau, rổ, thớt trước và sau khi sơ chế. Đừng quên lau mặt bàn bếp nơi đặt thớt hay thau nhé! Bởi trong rau củ quả luôn tiềm ẩn những vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria gây tiêu chảy thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 3.

Rau ăn lá (xà lách, cải ngọt): nguy cơ mang mầm bệnh tả cao nhất bởi chúng mọc sát mặt đất, nước và phân bón tưới trực tiếp trên lá. Vì thế, đừng tiếc mà giữ những cọng rau vàng, dập. Nhặt từng cọng rau ra khỏi bẹ, ngâm trong thau ngập nước và rửa trực tiếp dưới vòi nước. Rửa kỹ từ bẹ lên lá rau cho đến khi sạch.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 4.

Rau ăn quả (dưa leo, khổ qua, bầu bí): ít mang mầm bệnh vì quả mọc trên giàn. Bạn nên rửa sạch chúng dưới vòi nước, gói kỹ trong bao nilong để vào tủ lạnh và sử dụng trong 2 ngày.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 5.

Cách này giúp phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu (nếu có), vừa giữ rau ăn quả được tươi lâu. Trước khi nấu, bạn có thể ngâm nước muối và rửa lại dưới vòi nước lần nữa.

Rau ăn củ (khoai tây, củ dền): bạn không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Vi khuẩn chủ yếu bám trên lớp vỏ, bạn bỏ lớp vỏ đi là được. Nên rửa trước và sau khi gọt vỏ.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 6.

Rau ăn hoa (bông bí, thiên lý, điên điển): phần hoa mọc trên cao lại kỵ thuốc trừ sâu nên bạn chỉ cần rửa rau trực tiếp dưới vòi nước.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 7.

Bông điên điển nấu canh chua cá linh – món ngon mùa nước nổi miền Tây

Với các loại quả hoặc củ cần giữ lại vỏ, bạn rửa dưới vòi nước và chà xát nhẹ khoảng 1 phút để trôi hết phân đất.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 8.

Lưu ý:

Sau khi rửa sạch rau củ quả, bạn nên giũ nhẹ và để ráo nước nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót lại.

Rau củ quả đã cắt, gọt vỏ chỉ để ở ngoài trong 2 tiếng. Nếu chưa nấu ngay, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh.

Nếu bạn e ngại thuốc trừ sâu tồn đọng trong rau củ thì nên áp dụng các cách sau:

– Ngâm rau trong thau nước sạch khoảng 5 -10 phút và tiến hành rửa dưới vòi nước hoặc ngâm nước muối.

– Nước muối 5% rửa rau là tốt nhất. Tương đương 50gr muối trong 1 lít nước.

Rửa rau tưởng chừng ai cũng biết, thế mà có những điều hầu hết chúng ta còn "lơ mơ" lắm! - Ảnh 10.

Gia nhiệt là phương pháp phân giải thuốc trừ sâu hiệu quả. Khi chần một số loại rau củ chịu nhiệt như súp lơ, cà rốt, su hào… nên chần khoảng 2 phút sẽ giảm được 30% dư lượng thuốc.

Ánh nắng mặt trời trong 5 phút có thể giảm được 60% lượng thuốc trừ sâu và hàm lượng clo tồn đọng.

About Tintuc

Check Also

Kem viên chiên cực “hot” mùa đông

Kem chiên luôn là món ăn vặt “hot” nhất mỗi khi mùa đông lạnh giá …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ván trượt điện xe cân bằng hover board